Kính hiển vi soi nổi là gì?
Kính soi nổi là gì? Đó là câu hỏi mà không phải ai cũng có thể trả lời được một cách thấu đáo! Ở bài này, tôi sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi chính. Kính hiển vi soi nổi là gì? Khác biệt giữa kính hiển vi soi nổi kính lúp và Kính hiển vi soi phẳng? Khi nào thì cần đến kính hiển vi soi nổi ?
Định nghĩa chung về kính hiển vi
Trước tiên chúng ta nến đi vào thuật ngữ “Kính hiển vi” hay “Microscope”. Kính hiển vi là một hệ thống quang học, gồm nhiều thấu kính kết hợp với nhau tạo ra ảnh của một mẫu vật với độ phóng đại vài trục, vài trăm có thể là vài nghìn hoặc nhiều hơn nữa!
Vậy “Kính hiển vi soi nổi” (Stereo microscope) một số người có thể gọi là “kính lúp soi nổi” hoặc chỉ đơn giản là “kính lúp” nó nằm ở đâu trong khái niệm về Kính hiển vi công nghiệp ấy? Những nhà sản xuất kính hiển vi trên thế giới thường chia khái niệm kính hiển vi thành hai thành phần rõ rệt: “Kính hiển vi soi một đường truyền anh sáng” và “kính hiển vi hai đường truyền ánh sáng”. Đó chúng chính là mấu chốt đề chúng ta phân biệt giữa kính hiển vi soi nổi với các loại kính hiển vi khác.
Và giờ chúng ta cùng đi vào khái niệm, Kính hiển vi soi nổi là một hệ thống quang học với các thấu kính năm trên hai trục ánh sáng độc lập, tạo ra ảnh của một mẫu vật với độ phóng đại vài lần, có thể vài trục hoặc một hai trăm lần. Sẽ có một số người sẽ hỏi: “với độ phóng đại thấp như vậy thì kính hiển vi soi nổi khác gì kính lúp?” Câu trả lời rất đơn giản là kính hiển vi là một hệ thống các thấu kính còn kính lúp chỉ là một thấu kính lồi mà thôi!